Chi tiết tin

A+ | A | A-

Những điểm mới trong Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai ở Đà Nẵng

Người đăng: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN Quảng Nam Ngày đăng: 0:00 | 20/05/2015 Lượt xem: 1202

pakhacphuc1Ở Đà Nẵng hầu như năm nào cũng có từ 1 đến 2 cơn bão mạnh, từ 1 đến 2 đợt lũ lớn. Trong vòng 15 năm trở lại đây đã có 26 cơn bão, 46 đợt lũ lớn làm cho 219 người chết, 226 người bị thương, 138.134 nhà bị hư hỏng, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Tổng thiệt hại lên đến trên 9.400 tỷ đồng.

Ở Đà Nẵng hầu như năm nào cũng có từ 1 đến 2 cơn bão mạnh, từ 1 đến 2 đợt lũ lớn. Trong vòng 15 năm trở lại đây đã có 26 cơn bão, 46 đợt lũ lớn làm cho 219 người chết, 226 người bị thương, 138.134 nhà bị hư hỏng, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Tổng thiệt hại lên đến trên 9.400 tỷ đồng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thời gian tới nguy cơ xuất hiện những trận siêu bão trên Biển Đông và những đợt mưa rất to, lũ vượt xa Báo động III ở Đà Nẵng là rất lớn. Trước diễn biến trên, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai trên địa bàn thành phố. Qua gần một năm, với sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB & TKCN thành phố đã phối hợp với các địa phương, sở, ban, ngành thành phố thu thập, điều tra, thống kê, xử lý tài liệu, lấy ý kiến đóng góp hiệu chỉnh phương án. Đến tháng 10 năm 2014 Phương án đã được UBND thành phố phê duyệt.

pakhacphuc1

Phương án này có những điểm mới so với các phương án đã được lập trước đây là đưa được các nội dung căn bản của Luật Phòng chống thiên tai vừa được Quốc hội ban hành, Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật như phân vùng nguy cơ thiên tai, phân cấp độ rủi ro thiên tai, quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, chỉ huy trong ứng phó thiên tai vào phương án; Phương án được phân ra cụ thể cho từng loại thiên tai, trong từng loại thiên tai xây dựng phương án cho từng mức độ nguy hiểm khác nhau. Phương án có 6 kịch bản là kịch bản ứng phó với bão và bão mạnh; kịch bản ứng phó với bão rất mạnh và siêu bão; kịch bản ứng phó với lũ, mức lũ tại Cẩm Lệ đạt mức BĐ III, trên BĐ III + 1m, trên BĐ III + 1,5m và trên BĐ III + 2,0m; kịch bản ứng phó với lũ quét; kịch bản ứng phó vỡ hồ chứa và kịch bản ứng phó với sóng thần.

Sau diễn biến của bão Haiyan, lãnh đạo thành phố cương quyết rằng chúng ta phải có phương án ứng phó siêu bão. Trong phương ứng phó siêu bão, vấn đề sơ tán nhân dân tránh bão rất quan trọng, địa điểm sơ tán có ý nghĩa quyết định, do vậy địa điểm sơ tán được rà soát kỹ càng, các địa phương đề xuất, Sở Xây dựng kiểm định đảm bảo là nơi an toàn cho nhân dân trú ẩn khi xảy ra với siêu bão; Về phương pháp xây dựng, phương án được xây dựng từ dưới lên. Đảm bảo 3 giai đoạn là chuẩn bị trước thiên tai, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Thống kê chi tiết về lực lượng, chỉ huy, phương tiện và hậu cần. Ngoài ra, Phương án được tách riêng theo loại thiên tai, tách riêng cho từng địa phương cấp quận, huyện nên rất thuận tiện trong chỉ đạo, chỉ huy, điều hành.

Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai trên địa bàn thành phố trong năm 2014 là một sổ tay, cẩm nang giúp các cấp chính quyền trong công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành công tác ứng phó thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai trên địa bàn thành phố. Theo sự chỉ đạo của UBND thành phố, Văn phòng BCH PCLB và TKCN đã cấp phát 70 quyển Phương án, 460 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng chống thiên tai và 18000 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng chống lụt bão đến tất cả các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng./.

Lê Duy Vọng - Chi cục TL&PCLB

Các tin mới hơn: