Theo bản tin cảnh báo mưa lớn số 45/CBML-ĐKTTVQN ngày 30/11/2017 của Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Nam: Do ảnh hưởng kết hợp của không khí lạnh tăng cường với trường gió Đông. Từ chiều ngày 01/12 các địa phương Quảng Nam khả năng có mưa lớn diện rộng; tổng lượng mưa phổ biến từ 20 đến 30mm, có nơi trên 300mm; riêng các địa phương vùng núi phía Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn, phổ biển từ 80 - 120mm, có nơi trên 150mm. Đợt mưa lớn này có khả năng kéo dài từ 04 - 05 ngày. Vùng biển Quảng Nam, từ ngày 01/12 có mưa rải rác; gió Bắc đến Đông Bắc cấp 6, có nơi cấp 7, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2.0 - 3.0m, biển động.
Để chủ động ứng phó với tình hình mưa lớn và gió mạnh trên biển, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị:
1. Cơ quan Thường trực TKCN trên biển và hải đảo phối hợp với các địa phương, đơn vị:
- Thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết tình hình diễn biến của không khí lạnh tăng cường và gió mạnh trên biển để chủ động phòng tránh;
- Theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển;
- Thường xuyên theo dõi diễn biến của không khí lạnh tăng cường và gió mạnh trên biển, quản lý việc ra khơi của các tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
2. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, cơ quan, đơn vị:
- Chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các vùng ven biển, ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các xã có đường cao tốc đi qua (đặc biệt sạt lở đất tại các huyện miền núi: Nam Trà My, Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Nông Sơn, Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước); sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cấp thiết thực hiện sơ tán, di dời nhân dân đến nơi an toàn khi có các tình huống xấu xảy ra;
- Tổ chức cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm (sạt lở đất, ngầm, tràn, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét) để nhân dân biết, quan sát, chủ động phòng, tránh;
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước tổ chức trực ban, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra (đặc biệt là các hồ chứa nước có tràn xả sâu Phú Ninh, Việt An, Vĩnh Trinh, Trung Lộc và các hồ đã tích đầy nước);
- Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện Phú Ninh, Bắc Trà My, Duy Xuyên chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước Hố Lau, Nước Rôn, Hóc Két tăng cường theo dõi, kiểm tra, khắc phục sự cố hư hỏng; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, kế hoạch sơ tán dân, ứng cứu khi cần thiết.
3. Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ; kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước; vận hành điều tiết hồ theo đúng quy trình; thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.
4. Các lực lượng cứu nạn, cứu hộ duy trì lực lượng và phương tiện, sẵn sàng ứng phó khi có yêu cầu.
5. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh./.
Tải về

Theo bản tin cảnh báo mưa lớn số 45/CBML-ĐKTTVQN ngày 30/11/2017 của Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Nam: Do ảnh hưởng kết hợp của không khí lạnh tăng cường với trường gió Đông. Từ chiều ngày 01/12 các địa phương Quảng Nam khả năng có mưa lớn diện rộng; tổng lượng mưa phổ biến từ 20 đến 30mm, có nơi trên 300mm; riêng các địa phương vùng núi phía Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn, phổ biển từ 80 - 120mm, có nơi trên 150mm. Đợt mưa lớn này có khả năng kéo dài từ 04 - 05 ngày. Vùng biển Quảng Nam, từ ngày 01/12 có mưa rải rác; gió Bắc đến Đông Bắc cấp 6, có nơi cấp 7, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2.0 - 3.0m, biển động.
Để chủ động ứng phó với tình hình mưa lớn và gió mạnh trên biển, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị:
1. Cơ quan Thường trực TKCN trên biển và hải đảo phối hợp với các địa phương, đơn vị:
- Thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết tình hình diễn biến của không khí lạnh tăng cường và gió mạnh trên biển để chủ động phòng tránh;
- Theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển;
- Thường xuyên theo dõi diễn biến của không khí lạnh tăng cường và gió mạnh trên biển, quản lý việc ra khơi của các tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
2. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, cơ quan, đơn vị:
- Chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các vùng ven biển, ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các xã có đường cao tốc đi qua (đặc biệt sạt lở đất tại các huyện miền núi: Nam Trà My, Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Nông Sơn, Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước); sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cấp thiết thực hiện sơ tán, di dời nhân dân đến nơi an toàn khi có các tình huống xấu xảy ra;
- Tổ chức cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm (sạt lở đất, ngầm, tràn, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét) để nhân dân biết, quan sát, chủ động phòng, tránh;
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước tổ chức trực ban, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra (đặc biệt là các hồ chứa nước có tràn xả sâu Phú Ninh, Việt An, Vĩnh Trinh, Trung Lộc và các hồ đã tích đầy nước);
- Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện Phú Ninh, Bắc Trà My, Duy Xuyên chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước Hố Lau, Nước Rôn, Hóc Két tăng cường theo dõi, kiểm tra, khắc phục sự cố hư hỏng; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, kế hoạch sơ tán dân, ứng cứu khi cần thiết.
3. Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ; kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước; vận hành điều tiết hồ theo đúng quy trình; thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.
4. Các lực lượng cứu nạn, cứu hộ duy trì lực lượng và phương tiện, sẵn sàng ứng phó khi có yêu cầu.
5. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh./.